Phương pháp Toán Singapore

Singapore liên tục xếp thứ hạng cao ở bộ môn Toán hoặc Khoa học trong các chương trình đánh giá học tập như TIMSS và PISA (OCED). Có nhiều lý do dẫn tới sự thành công trong giáo dục Toán học tại quốc đảo này, một trong số đó đến từ phương pháp dạy Toán Singapore. Hai điểm mạnh nổi trội mà các chuyên gia giáo dục nhận xét về toán Singapore là:

  1. Sử dụng phương pháp toán mô hình trực quan, tạo được sự tập trung và liên tưởng trực quan, kết nối toán học với thực tiễn xung quanh.
  2. Không để học sinh học lơ mơ mà dẫn dắt các em đi sâu trong từng chủ đề kiến thức.

Toán Singapore là chương trình dạy độc đáo, tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề và xây dựng nền tảng toán học vững chắc. Chương trình dành cho trẻ em từ mẫu giáo đến lớp 6, là một phần của chương trình giảng dạy quốc gia dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Giáo dục.

Với học sinh Tiểu học, Trẻ thuần thục việc phân tích, lập sơ đồ mô hình hóa các bài toán sẽ hình thành cơ sở vững chắc để giải toán dễ dàng hơn ở các cấp học trên, khi các đề toán trở nên phức tạp hơn.
Để giúp học sinh mới vào Tiểu học có được khởi đầu vững chắc, phụ huynh có thể tham khảo những kỹ thuật giải toán theo phương pháp Toán mô hình.

Phương pháp Toán mô hình Singapore

Phương pháp này được một thầy giáo Singapore có tên là Hector Chee sáng tạo nên. Nhờ tính thực tế cao, Toán mô hình nhanh chóng được giảng dạy rộng rãi tại tất cả các trường học, bắt đầu từ Tiểu học tại Singapore và sau đó là tại rất nhiều nước trên thế giới.

Phương pháp mới được xem là thử thách đối với các bậc Phụ huynh – những người từng được dạy phải sử dụng đại số hay các phương pháp toán học khác. Kết quả là nhiều người không thể giúp con phát triển kỹ thuật Toán mô hình đúng đắn cho nhiều dạng giải toán khác nhau.

Khái niệm chính trong phương pháp Toán mô hình Singapore

Có 2 khái niệm chính hình thành nên nền tảng của tất cả các dạng thức Toán cao hơn trong phương pháp Toán mô hình Singapore.

1. Khái niệm bộ phận – toàn thể

Trong khái niệm này, Trẻ bắt đầu bằng việc hiểu mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau. Khi đã hiểu rõ, Trẻ có thể sử dụng các ô hình chữ nhật để diễn giải các đề Toán.

Ví dụ: Trong hình ảnh dưới đây, trẻ bắt đầu học cách thêm các quả bóng riêng lẻ vào số lượng bóng sẵn có để hiểu một phép tính cộng đơn giản: 3+2=5.

Ở giai đoạn này, quan trọng là sử dụng hình ảnh thực để dạy Trẻ, ví dụ: quả bóng, cuốn sách, cây bút… – để giúp trẻ kết nối các ô hình.

Khi trẻ hiểu được điều trên, chúng ta có thể lấy những quả bóng đi và sử dụng các khối hộp để tượng trưng. Khi trẻ bắt đầu chấp nhận các khối hộp làm biểu tượng, trẻ sẽ có cơ hội tốt để hiểu các khái niệm trừu tượng sau này. Dưới đây là cách vẽ hình các khối.

Sau đó, chúng ta có thể tiến thêm một bước nữa nhằm hình ảnh hoá đề bài toán bằng những thuật ngữ thậm chí trừu tượng hơn. Lúc này, chúng ta không cần những khối hộp riêng lẻ nữa. Thay vào đó, chỉ cần phân biệt bằng hình ảnh giữa 3 và 2 là đủ để biểu thị mối quan hệ giữa các khối hộp.

2. Khái niệm biến đổi

Khái niệm biến đổi giúp Trẻ hiểu khái niệm cộng và trừ. Ở ví dụ minh hoạ dưới đây, chúng ta dạy trẻ cách tính 3-1=2. Một lần nữa, chúng ta bắt đầu bằng phương pháp toán mô hình – sử dụng các vật có thật là các cục tẩy.

Khi trẻ đã quen với phép trừ, chúng ta có thể tiếp tục bằng cách sử dụng cách biểu thị trừu tượng hơn. Ở bước này, chúng ta thay thế các vật thật bằng các khối hộp.

Ở bước cuối cùng, thay thế các khối hộp riêng lẻ bằng những khối hộp lớn hơn. Bước này tạo nền tảng cho mọi vấn đề toán trong tương lai, khi Trẻ chỉ sử dụng các khối hộp lớn để biểu thị các vật có thể được thêm vào hoặc bớt đi.

Như vậy, Trẻ sẽ biết câu trả lời biến đổi như thế nào theo từng đề bài toán, chứ không học vẹt nữa.

3. Áp dụng toán mô hình để học phân số, tỷ số, số thập phân.

Giờ thì bạn đã quen với các mô hình toán cơ bản, bạn có thể áp dụng chúng để giải các dạng toán khác nhau. Ví dụ một bài toán về Phân số. Phân số có thể được biểu thị bằng cách áp dụng khái niệm bộ phận – toàn thể. Để minh hoạ, chúng ta thử xem cách giải quyết bài toán phân số dưới đây bằng khái niệm bộ phận và toàn thể:

Peter bán bút chì. Anh bán 3/5 số bút chì vào buổi sáng và 1/4 số bút chì còn lại vào buổi chiều. Nếu Peter bán nhiều hơn 200 bút chì vào buổi sáng so với buổi chiều, số bút chì Peter có lúc đầu là bao nhiêu?

  • Bước 1: Vẽ 5 khối hộp bằng nhau và tô màu 3 khối hộp để biểu thị 3/5.

  • Bước 2: Peter bán được 3/5 số bút chì còn lại vào buổi sáng. Chia phần chưa tô màu thành 4 phần và tô màu 1 trong số đó bằng 1 màu khác để biểu thị 1/4 số bút chì còn lại.

  • Bước 3: Peter bán được 1/4 số bút chì còn lại vào buổi chiều. Làm cho tất cả các khối hộp ngang bằng nhau bằng cách cắt 1 khối hộp tô màu đỏ thành 2 khối hộp như dưới đây.

  • Bước 4: Tính toán xem số bút chì mà mỗi khối hộp biểu thị là bao nhiêu. Đề bài cho biết, số bút chì bán vào buổi sáng nhiều hơn số bút chì bán vào buổi chiều 200 chiếc. Vậy, mỗi khối hộp có giá trị 200/5=40.

  • Bước 5: Tính toán tổng số lượng bút chì. Do có tổng cộng 10 khối hộp, đáp án của bài toán là 40×10= 400 (bút chì).