Micro:bit và Raspberry Pi, thiết bị nào học lập trình tốt hơn cho trẻ em?

Có vô số hoạt động và nền tảng được thiết kế dành riêng cho trẻ em muốn học lập trình. Nhưng có thể đến một lúc nào đó, thời gian trẻ em học lập trình thông qua màn hình máy tính là quá dài và có thể sẽ mang lại các tác động ngoài ý muốn hoặc không thu hút được sự quan tâm của trẻ em nữa. Để vẫn nuôi dưỡng sự tò mò và đam mê về phần mềm hoặc phần cứng máy tính cho trẻ em, bố mẹ có thể lựa chọn những thiết bị có những tính năng giúp trẻ thực hiện các hoạt động khám phá về lập trình.

Trong nội dung bài viết này, bố mẹ sẽ cùng xem xét hai trong số nhiều lựa chọn để giúp xác định thiết bị nào tốt hơn cho con của mình, giữa Micro:bit và Raspberry Pi.

Thiết bị nào học lập trình tốt hơn cho trẻ em – Micro:bit hay Raspberry Pi?

  • Micro:bit là một máy tính tí hon với hình dạng mỏng dẹt và dễ mang đi khắp mọi nơi, nó được trang bị các cảm biến, nút bấm và chân cắm. Micro:bit được sử dụng trong các hoạt động giáo dục mà trẻ em có thể tự tạo ra các trò chơi và thử nghiệm phần cứng thú vị, đồng thời trẻ em được tiếp cận với tư duy và ngôn ngữ lập trình dạng khối hoặc dạng văn bản.
  • Raspberry Pi là một máy tính dạng tự sáng chế, hoạt động trên một hệ điều hành riêng, chủ yếu với các ngôn ngữ lập trình dạng văn bản.
  • Micro:bit là công cụ tuyệt vời để trẻ tiếp cận lập trình với các khối lệnh kéo thả rất thú vị. Raspberry Pi là cấp độ tiếp theo dành cho các lập trình viên tương lai muốn thứ gì đó cao cấp hơn.

Micro:bit là gì?

Micro:bit là một máy tính bỏ túi do BBC phát triển để giới thiệu cho học sinh về lập trình và điện tử. Mặc dù có kích thước siêu nhỏ nhưng micro:bit có đèn LED, các nút, loa, micrô, máy đo gia tốc, la bàn, cảm biến nhiệt độ, radio và bộ phát Bluetooth, v.v. – tất cả đều có thể được mã hóa để tạo ra các trò chơi và thử nghiệm thú vị.

Ngôn ngữ và nền tảng để học lập trình với Micro:bit

Micro:bit có thể được lập trình bằng cách sử dụng nền tảng lập trình dựa trên nền web và ứng dụng trên thiết bị di động Android, iOS.

  • Microsoft MakeCode: đây là nền tảng lý tưởng dành cho trẻ em mới tiếp cận với lập trình micro:bit. Nền tảng này giúp trẻ em học lập dạng khối kéo thả với nhiều màu sắc. Lập trình khối dạng kéo thả trên MakeCode giúp trẻ dễ dàng làm chủ sức mạnh của micro:bit trong các dự án steam và robotic. Bên cạnh đó, MakeCode cung cấp thêm tính năng lập trình dạng mã lệnh kiểu văn bản, giúp chuyển đổi sang chế độ xem mã lệnh Javascript.
  • Python: Micro:bit có thể được lập trình bằng Python – một trong những ngôn ngữ lập trình quan trọng và phổ biến nhất thế giới hiện nay. Cú pháp của Python giống với ngôn ngữ Anh mà mọi người đang sử dụng mỗi ngày so với sự phức tạp của các ngôn ngữ lập trình khác, bởi vậy ngay cả trẻ em từ 8 tuổi cũng có thể dễ dàng làm việc với ngôn ngữ này.
  • Ứng dụng di động: Một cách khác để học lập trình với micro:bit là sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động, trẻ em có thể viết chương trình và gửi chúng trực tiếp đến chiếc máy tính nhỏ bé của mình một cách dễ dàng.

 Trẻ em có thể làm gì với micro:bit?

Với vô số tính năng xử lý dữ liệu vào và ra được thiết kế trên một bo mạch, micro:bit rất lý tưởng để trẻ em làm quen với tư duy logic, khám phá khoa học máy tính và rèn luyện tư duy máy tính. Rất nhiều dự án tiềm năng mà trẻ em có thể thực hiện chỉ với bo mạch micro:bit, bao gồm: sử dụng các nút bấm và đèn led để tạo các huy hiệu cảm xúc và âm thanh, bộ điều khiển trò chơi không dây sử dụng cảm biến chuyển động của micro:bit để hướng dẫn nhân vật trên màn hình, và một quả cầu disco kết hợp giữa cảm biến mức âm thanh và đèn LED. Các linh kiện và mạch điện tử khác có thể được sử dụng cùng với micro:bit giúp tạo ra các dự án sáng chế (DIY) như thiết bị báo động có kẻ đột nhập, cảnh báo không khí ô nhiễm, hệ thống tưới nước tự động, một cây đàn guitar bằng bìa cứng được lập trình thông qua Scratch, hoặc những dự án robot mà trẻ em vẫn luôn yêu thích.

Raspberry Pi

Mong muốn người dùng có được sự tò mò và những bài học kinh nghiệm đến tự nhiên như việc sử dụng máy tính, là lý do Raspberry – một thiết bị có kích thước bằng chiếc thẻ tín dụng được phát minh. Với Raspberry Pi, trẻ em có thể xây dựng và lập trình máy tính của riêng mình từ những bước đầu tiên (giống như thủa sơ khai của công nghệ máy tính), trước khi kết nối nó với internet, chơi trò chơi hoặc bất cứ điều gì mà trẻ đang quan tâm!

Phiên bản mới nhất của Raspberry Pi có tốc độ nhanh và có tất cả các cổng kết nối như máy tính, như cổng USB, nguồn điện, cổng micro-HDMI, cổng ethernet, khe cắm thẻ nhớ microSD, cổng camera, kết nối Wi-Fi và Bluetooth, và 40 chân đầu vào/đầu ra có thể được kết nối với những thiết bị phần cứng khác.

Ngôn ngữ và nền tảng với Raspberry Pi

Trẻ em có thể lập trình Raspberry Pi bằng một số ứng dụng trình chỉnh sửa có ngôn ngữ khác nhau, khả năng và độ phức tạp cũng khác nhau. Ví dụ, ứng dụng Thonny (ngôn ngữ lập trình Python), Geany (ngôn ngữ lập trình Python, C/ C++), Scratch (lập trình dạng khối kéo thả) hoặc ứng dụng soạn thảo văn bản đơn giản.

Trẻ em có thể làm gì với Raspberry Pi?

Sử dụng Python và Scratch, trẻ em có thể lập trình nhiều dự án thú vị trên màn hình máy tính, như: trò chơi, nghệ thuật, câu đố, câu chuyện, âm nhạc, hoạt hình, mô phỏng, v.v. Nhờ tất cả các tính năng phần cứng mạnh mẽ của Raspberry Pi, trẻ em có thể tận hưởng một số chương trình thực hành thú vị, như: kết nối máy ảnh với Raspberry Pi để chụp ảnh và quay video; hoặc gắn đèn LED, còi, loa và phần cứng khác vào các chân đầu vào/đầu ra cho các dự án được lập trình bằng Scratch hoặc Python. Raspberry Pi cũng được trẻ sử dụng cho các dự án như chế tạo robot, hoặc các dự án Stem (đo nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và hướng, la bàn, theo dõi thời tiết…)

Vậy thiết bị nào học lập trình tốt hơn cho trẻ em, Micro:bit hay Raspberry Pi?

Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách xem xét một số điểm tương đồng giữa hai thiết bị giáo dục này. Cả hai đều:

  • Được chế tạo, thiết kế để trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng trong việc học lập trình và khám phá thiết bị điện tử, phần cứng.
  • Nhỏ, dễ dàng mang theo để sử dụng và giá rẻ.
  • Được lập trình với ngôn ngữ dựa dạng văn bản và khối kéo thả.
  • Cung cấp nhiều thư viện và hướng dẫn mở rộng để học tập.

Về sự khác biệt giữa Micro:bit và Raspberry Pi.

  • Raspberry Pi là một máy tính DIY cơ bản có hệ điều hành riêng và các khả năng nâng cao, và nó không chỉ phù hợp cho trẻ em, thanh thiếu niên mà còn dành cho người lớn. Micro:bit thì giống một bảng mạch được sử dụng cho các dự án giáo dục nhằm mang lại nhiều trải nghiệm và trò chơi hơn. Đồng thời, micro:bit là công cụ tuyệt vời để bắt đầu học tập lập trình từ những khối lệnh.
  • Micro:bit có thể được lập trình dưới dạng khối MakeCode hoặc ngôn ngữ văn bản Python một cách linh hoạt. Đối với Raspberry Pi, việc quyết định sử dụng Scratch hay Python có tác động lớn hơn nhiều đến phạm vi dự án.
  • Phần lớn các hoạt động lập trình với Raspberry Pi diễn ra trên màn hình, trừ khi bạn đặc biệt đầu tư vào các phần cứng khác như đèn LED, còi, v.v. để gắn vào bảng mạch. Lập trình với Microbit mang tính tương tác cao hơn vì nó luôn liên quan đến các tính năng điện tử thú vị đã được tích hợp trong bảng mạch.
  • Khi một Raspberry Pi được cài đặt, nó thực chất như là một chiếc máy tính để bàn. Micro:bit có tính di động, có thể được kết nối với bất kỳ máy tính nào và được lập trình từ trình duyệt

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn có các câu hỏi liên quan tới Steam, Lập trình và Robotic.

The Kiwi Steam Academy
#Lớp học lập trình
#Lớp học robotic
#TheKiwi
#Steam
#Coding
#Robotic
#Lớp học Minecraft
#Lớp học Micro:bit
#Lớp học Arduino
#Lớp học Robokit
#Lớp học Uaro
#Lớp học Scratch
#Lớp học Kodu
#Lớp học Python
#Lớp học Java
#Lớp học HTML, CSS
#Lớp học Mobile app