Theo các báo cáo cho thấy, chỉ chưa tới 20 triệu người trong tổng số gần 7 tỷ người trên thế giới biết sử dụng ngôn ngữ lập trình mặc dù lập trình đã được đưa vào giảng dạy từ bậc Trung học trở lên từ rất lâu.
Với sự bùng nổ mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0, khi mà công nghệ được tích hợp vào hầu hết các ngành nghề đòi hỏi người lao động phải biết vận dụng cả kiến thức và kỹ năng về công nghệ – lập trình trong công việc hằng ngày.
Vậy học lập trình nói riêng hay công nghệ nói chung mang lại lợi ích gì, đặc biệt là cho trẻ nhỏ?
Theo các chuyên gia thì để việc học lập trình cũng như hình thành tư duy và kỹ năng lập trình đạt hiệu quả cao hơn, nên cho trẻ bắt đầu làm quen với lập trình ngay từ độ tuổi mầm non và tiểu học.
Mỗi đứa trẻ được ví như một nhà khoa học bẩm sinh, luôn tò mò khám phá những điều mới lạ, ấn tượng.
Các thiết bị công nghệ chính là chân trời mới mang đến cơ hội vui chơi và học tập, từ đó trẻ được lĩnh hội kiến thức phong phú, phát triển khả năng sáng tạo không giới hạn dựa trên những năng lực mà trẻ đang có.
Tuy nhiên, khiến nhiều phụ huynh e ngại việc lạm dụng các ứng dụng công nghệ sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm-sinh lý của trẻ nên hạn chế con tiếp xúc với công nghệ – lập trình từ sớm. Điều này vô tình làm mất đi cơ hội phát triển những kiến thức và kỹ năng rất quan trọng cho trẻ.
Những “thần đồng” lập trình như: Rohan Agrawal, 12 tuổi, đã tự lập trình và chế tạo ra robot cho riêng mình; Lim Ding Wen, 10 tuổi, là người trẻ nhất thế giới phát triển phần mềm cho iPhone; Lee Ryan, 13 tuổi, sau một năm tự học ngôn ngữ lập trình game, đã viết ra được 33 trò chơi trực tuyến,… đều được tiếp xúc với lập trình từ rất sớm
Học lập trình từ sớm sẽ mang lại những lợi ích như thế nào khi trẻ được học đúng cách với một chương trình học đạt chuẩn như ở các quốc gia phát triển?
1. Kích thích và phát huy trí tưởng tượng phong phú trong mỗi đứa trẻ.
Trẻ em vốn rất tò mò và thích khám phá. Tuy nhiên, trí tưởng tượng của trẻ lại gắn liền với hình ảnh trực quan mà chúng được thấy trong hoạt động hàng ngày.
Nếu bạn cho trẻ được tiếp cận với môi trường tích cực, nhiều trải nghiệm cần sự sáng tạo và vận động não bộ, thì trẻ sẽ được phát triển những kỹ năng và tư duy tương tự môi trường đó.
Phương pháp dạy học hiện tại và môi trường học tập tại The Kiwi Academy giúp trẻ phát triển tính chủ động, tự tin, tập trung với những hoạt động học tập định hướng từ đó giúp trẻ phát triển tư duy phong phú hơn, phát huy trí tưởng tượng có mục đích.
2. Bổ sung kiến thức cho nhiều môn học khác nhau bằng hoạt động STEM
Với việc kết hợp nội dung học lập trình với phương pháp giảng dạy STEM, tích hợp kiến thức nhiều môn học khác như: Tiếng Anh, Toán, Địa Lý, Nghệ thuật,…, và những ví dụ, dẫn dắt, minh hoạ từ các hoạt động gần gũi hàng ngày giúp việc học lập trình và sáng tạo của trẻ không còn khô khan, nhàm chán nữa.
Trẻ hứng thú hơn với nhiều nội dung sinh động, đầy sáng tạo trong mỗi buổi học, mỗi sản phẩm trẻ làm ra trong hoạt động tương tác nhóm là kết quả của trí thông minh và sáng tạo của trẻ. Cha Mẹ hoàn toàn yên tâm khi con được học tập trong môi trường tích hợp công nghệ và phương pháp giáo dục hiện đại tại The Kiwi Academy.
3. Khám phá, Hiểu, Thực hành và Trải nghiệm sáng tạo
Trong quá trình dẫn dắt và xây dựng các dự án học tập phong phú, trẻ sẽ tự diễn đạt những gì mình tưởng tượng theo cách trực quan và logic.
Theo đó, trẻ có thể đối chiếu so sánh để nhận biết mức độ khó – dễ, tính khả thi của các ý tưởng, tính logic của vấn đề… từ đó có thể thử nghiệm, phân loại và chọn lọc để cùng bạn bè tự giải quyết những bài toán gần gũi với cuộc sống hàng ngày, và trưởng thành.
4. Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm.
Trong quá trình học tập tại The Kiwi Academy, trẻ không chỉ chủ động làm việc mà phải hoàn thành các dự án theo nhóm với phương pháp học tập tự định hướng.
Phương pháp này đòi hỏi trẻ bắt buộc phải giao tiếp với nhau để chia sẻ, trao đổi ý tưởng, khám phá và làm chủ kiến thức, trải nghiệm để tích luỹ kinh nghiệm…. Với sự hỗ trợ của thầy cô hướng dẫn, các em sẽ làm quen và dần dần nắm bắt được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tối quan trọng giúp trẻ thành công trong cuộc sống và công việc trong tương lai.
5. Trải nghiệm và làm chủ những công nghệ hiện đại.
Từng bài học sẽ dẫn dắt trẻ tiếp xúc với công nghệ và các thiết bị hiện đại một cách đúng đắn và có định hướng. Từ đó, trẻ không bị phụ thuộc, không tự làm tổn thương chính mình (sa đà vào game, nghiện youtube, …) mà trẻ làm chủ thiết bị và công nghệ, để biến nó thành công cụ để giải quyết các vấn đề xung quanh, thực thi những ý tưởng táo bạo mà trẻ nghĩ ra.
6. Làm bạn với thất bại, xử lý lỗi sai và tìm giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề
Kỹ năng làm bạn với thất bại để tiếp tục tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi công dân toàn cầu trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, khi xã hội phát triển, mức sống được nâng cao đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu, việc này sẽ khiến trẻ rất dễ nản chí trước khó khăn.
Phương pháp dạy học tích cực tại The Kiwi Academy khuyến khích trẻ làm sai, trẻ được dạy cách nhận biết lỗi sai, vui vẻ khi làm sai và kiên nhẫn tìm ra giải pháp tối ưu nhất chứ không phải giải pháp duy nhất. Một bài Toán có nhiều cách giải, một vấn đề có nhiều góc nhìn, trẻ được dạy cách tôn trọng các góc nhìn và quan điểm của mọi người để không bị ám ảnh/ sợ hãi bởi đúng sai tuyệt đối như phương pháp giáo dục truyền thống.
7. Rèn luyện sự tự tin và kỹ năng thuyết trình
Thuyết trình là một nội dung rèn luyện không thể thiếu khi học tập tại The Kiwi Academy. Hoạt động nhóm bắt buộc trẻ phải: trình bày ý tưởng, tương tác với nhóm dự án, phản biện cho ý kiến của nhóm mình,…. Các thầy cô sẽ chỉ cho trẻ từ dáng đứng, giọng điệu cho đến cách tổ chức nội dung mạch lạc, có thứ tự cũng như thái độ tự tin khi nói trước đám đông.
The Kiwi Academy tạo cảm hứng học tập và phát triển tư duy cho trẻ thông qua các phương pháp học tự định hướng, các bài tập yêu cầu học viên tự tìm giải pháp, dựa theo 4 nguyên tắc:
Sản phẩm thực
Tạo cơ hội để học viên thiết kế và tạo ra sản phẩm thực của riêng mình, không chỉ là nghe, nhìn và sử dụng.
Cá nhân hóa
Tạo cơ hội cho học viên tiếp cận các bài tập liên quan với cuộc sống, có ý nghĩa và gần gũi với bản thân.
Chia sẻ
Tạo cơ hội cho học viên tương tác với học viên khác như: thính giả, trưởng nhóm, và đồng sáng tạo.
Chuyển hóa
Tạo cơ hội cho học viên ôn lại và suy nghĩ về các nguyên tắc sáng tạo, để sáng tạo hơn nữa và đạt thành tựu.